PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ẢNH HƯỞNG NHIỀU NHẤT ĐẾN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
Thực tế, thị trường ngoại hối và tiền tệ có liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ kinh tế của một quốc gia cũng như các chỉ số tài chính khác. Trung bình, thị trường tiền tệ có hàng nghìn tỉ đô la được giao dịch liên tục trong một ngày. Bất kỳ sự tăng giá hoặc khấu hao nào của một đồng tiền đều phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế của một quốc gia và có mối quan hệ trực tiếp với tình hình kinh tế hiện tại của quốc gia đó cũng như sự lệ thuộc về kinh tế của quốc gia trên thị trường toàn cầu.
Dưới đây là một số chỉ số kinh tế chính hiệu quả trong khi giao dịch trên thị trường Forex. Những yếu tố này có tác dụng như chất xúc tác và tác động đến hướng biến động của thị trường Forex.
Lãi suất
Là một trong những chỉ số quan trọng nhất của biến động tiền tệ. Đối với các Forex trader, điều quan trọng cần lưu ý là lợi nhuận luôn lớn hơn khi đầu tư vào loại tiền tệ có lãi suất cao hơn.
Ở các quốc gia , ngân hàng trung ương sẽ điều chỉnh lãi suất dựa trên tình hình kinh tế của quốc gia đó. Bất kỳ sự tăng lên nào của lãi suất cũng là tín hiệu để kiềm chế lạm phát. Việc giảm lãi suất cho thấy đồng tiền đang dồi dào và khuyến khích cho vay.
Nếu các chỉ số kinh tế của một quốc gia như dữ liệu việc làm, thị trường, nhà ở, chỉ số giá tiêu dùng.. có xu hướng tăng thì nền kinh tế của đất nước đang phát triển tích cực (có thể làm tăng lãi suất).
Bất kỳ sự tăng hoặc giảm lãi suất sẽ giúp các Trader và nhà đầu tư phần nào biết được xu hướng biến động sắp tới của thị trường tiền tệ. Nếu cắt giảm lãi suất sẽ khuyến khích mua bán các loại tiền tệ có tỷ giá cao hơn.
Lạm phát
Các Trader và nhà đầu tư đang hoạt động trên thị trường ngoại hối cần phải quan tâm đến các số liệu lạm phát. Dựa vào giá hàng hóa và dịch vụ, lạm phát có thể tăng hoặc giảm khi cung tiền của một quốc gia tăng lên một cách không cân xứng.
Trên thị trường ngoại hối, các loại tiền tệ được giao dịch theo cặp. Do đó, lạm phát tăng có thể là dấu hiệu tăng giá của một đồng tiền nhưng lại là dấu hiệu giảm giá của đồng tiền còn lại trong cặp tiền tệ. Vì vậy, các dấu hiệu tăng giảm này phải được xem xét trong tổng thể thay vì riêng rẽ.
GDP
Dữ liệu này là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ được giám sát chặt chẽ nhất, chỉ số trực tiếp về sức khỏe kinh tế và sự ổn định tài chính của quốc gia. GDP tăng cho thấy nền kinh tết đang tăng trưởng, việc làm đang được tạo ra và sản xuất đang phát triển. Lượng XNK cùng với thương mại quốc tế tăng lên. GDP tăng từ 3 lên 3,5% là một con số an toàn và cho thấy một sự tăng trưởng kinh tế lành mạnh trừ đi nguy cơ lạm phát.
Chỉ số bán lẻ
Chi tiêu của người tiêu dùng dù tăng hay giảm cũng cung cấp một chỉ dẫn trực tiếp về sức mạnh chi tiêu của người dân trong nước và có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng kinh tế của một quốc gia. Đây là chỉ số mạnh mẽ về nền kinh tế của đất nước và ảnh hưởng đến tỷ giá tiền tệ.
Chính trị
Quan hệ song phương giữa các quốc gia với đối tác thương mại, hòa bình thế giới và các cuộc bầu cử sắp diễn ra là một trong số nhiều lý do ảnh hưởng đến tỷ giá của các cặp tiền tệ. Nếu giá dầu thô tăng ở Trung Đông do những lý do chính trị và ngoại giao ảnh hưởng đến mối quan tâm về cung, giá đô la cũng sẽ tăng lên.
Thương mại quốc tế
Khi phân tích các chỉ số tài chính của một quốc gia, cần lưu ý đến chính trị và thương mại quốc tế của quốc gia đó vì đây chính là xu hướng mới của nền kinh tế thế giới. Một yếu tố chính quyết định tỷ giá hối đoái là dòng chảy của vốn từ một quốc gia vào thương mại quốc tế. Nếu sản lượng nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu, thì tỷ giá sẽ giảm và ngược lại.
Do đó, giá trị đồng tiền chỉ ra sự ổn định về kinh tế và chính trị của một quốc gia và cũng phản ánh triển vọng tăng trưởng trong tương lai của nó. Tuy nhiên, cái nhìn toàn cảnh về lãi suất có lẽ chính là tốt nhất để dự đoán xu hướng biến động của tiền tệ cùng với các chỉ số kinh tế chính khác.
Website: https://g-saram.com/