Forex lừa đảo không? Và 02 hình thức tinh vi cần phải biết
Forex lừa đảo, sàn forex lừa đảo là những từ khóa thường hay nghe nhất trong những năm gần đây. Vậy thật sự Forex có thật sự lừa đảo như truyền thông thường nói? Và nếu có, thì những hình thức lừa đảo nào mà chúng ta cần lưu ý? Cùng mình tìm hiểu và khám phá những điều trên ở bài viết bên dưới nhé!
1. Có thật sự Forex lừa đảo như chúng ta nghĩ?
1.1. Forex là gì ?
Trước khi đi vào kết luận, cùng chúng tôi tìm hiểu sơ lược về khái niệm Forex nhé. Theo Wikipedia, Forex là một thị trường phi tập trung toàn cầu cho việc trao đổi các loại tiền tệ. Những người tham gia chính trong thị trường này là các ngân hàng quốc tế lớn.
Nói dễ hiểu hơn, thì Forex là một thị trường trao đổi và mua bán loại tiền tệ này để đổi lấy loại tiền tệ khác. Mà ở đó các nhà đầu tư dựa vào sự chênh lệch giá giữa các cặp tiền để có thể phát sinh lợi nhuận.
Ví dụ: Hôm nay ngày 23/04 mình ra tiệm vàng, dùng 23.000 VNĐ để mua vào $1 đồng đô la. Và hôm sau ngày 25/04, vì một lý do nào đó đồng đô la tăng giá từ 23.000 VNĐ lên 25.000 VNĐ. Lúc này mình lại dùng $1 đồng đô la hôm trước mình mua vào ra tiệm vàng đổi lại ra tiền VNĐ thì lúc này mình đã lãi được 25.000 – 23.0000 = 2.000 VNĐ.
Ở trên là một ví dụ dễ hiểu đối với việc giao dịch Forex với tiệm vàng. Còn trên thực tế, Forex là thị trường kết nối giữa các hệ thống ngân hàng với nhau.
1.2. Forex lừa đảo hay không ?
Từ các ý trên, chúng ta có thể kết luận Forex không hề lừa đảo. Vì đã là thị trường thì không tồn tại khái niệm thị trường lừa đảo. Mà chỉ có những cá nhân, tổ chức lợi dụng thị trường và sự nhẹ dạ cả tin của nhà đầu tư để lừa đảo.
Vậy trên thị trường tồn tại các hình thức lừa đảo nào mà chúng ta cần cảnh giác để tránh tiền mất tật mang ?
2. Các hình thức Forex lừa đảo tinh vi
2.1. Ủy thác tiền cho một cá nhân, tổ chức đầu tư
Là việc bạn giao tiền đầu tư của bạn cho một cá nhân hay một tổ chức nào đó để họ đầu tư giúp bạn. Thường thì các tổ chức này sẽ cam kết với bạn một mức lợi nhuận hàng tháng nào đó và yêu cầu bạn cung cấp cho họ một số tiền đầu tư nhất đinh.
Không thể phủ nhận việc bạn ủy thác cho một ai đó khi chưa có nhiều kinh nghiệm trong đầu. Là một phương án tối ưu khi có thể kiếm được tiền mà không cần quá nhiều kiến thức về đầu tư. Nhưng bên cạnh đó, cũng còn tồn tại nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng sự tín nhiệm của nhà đầu tư để bùng tiền hoặc cố tình làm cháy tài khoản.
2.2. Nạp tiền vào các sàn Forex lừa đảo
Sàn Forex thường có 2 loại: Sàn ôm lệnh và sàn chuyển lệnh. Vậy thì loại sàn nào nhà đầu tư cần lưu ý để tránh bị lừa đảo
2.2.1. Sàn ôm lệnh
Sàn ôm lệnh là sàn tự xây dựng một hệ thống khớp lệnh nội bộ. Tức là các tài sản của những người tham gia sẽ được luân chuyển giữa các cá nhân trong sàn. Sàn này vừa có thể là trung gian, vừa là chính người chơi đấu với khách hàng (khi có thể). Đa số sàn loại này (không phải toàn bộ) sẽ cố gắng kích hoạt hay làm một số kỹ thuật nào đó khiến cho thị trường đi ngược lại khiến cho tài khoản của bạn bị cháy.
2.2.2. Sàn chuyển lệnh
Sàn chuyển lệnh này sẽ không giữ các lệnh giao dịch trong hệ thống mà sẽ chuyển các lệnh lên thị trường. Về bản chất, sàn chuyển lệnh kiếm tiền hoa hồng từ các phí giao dịch của khách hàng. Nên có thể nói đây là một loại sàn uy tín.
Vậy kết luận, các sàn Forex lừa đảo thường là những sàn theo hình thức ôm lệnh. Đặc điểm để nhận biết các sàn này là thường phí Spread sẽ luôn cố định. Ngoài ra còn có thể nhận biết bằng cách, kiểm tra xem sàn đó có được cấp phép bởi các tổ chức quản lý dịch vụ tài chính thế giới như:
- FCA
- ASIC
- CySEC
- IFSC
- FSP
- …
2.2.3. Điểm mặt các sàn Forex lừa đảo tại Việt Nam
Tên sàn Forex lừa đảo | Nguyên nhân kết luận lừa đảo |
Vốn OT | Bị Uỷ ban Chứng khoán và Đầu tư Úc ASIC cảnh báo là lừa đảo |
Thủ đô Hoa Kỳ | Bị FCA cảnh báo, ép buộc nhà đầu tư phải đóng thêm tiền nếu muốn rút tiền lãi |
Multiply Market | Là một phiên bản đóng giả của sàn Trading Technologies |
Vốn ECN | Vì không chấp hành theo những quy định nên bị Cysec tố cáo |
GBCFX | Làm khó dễ nhà đầu tư khi rút tiền lợi nhuận |
BlueTrading | Bị FCA cảnh báo vì nhận vơ là có giấy phép của cơ quan này |
Forex365Options | Phí phát sinh qua nhiều không theo một quy tắc nào |
Đồi Ferdinald | Bị cơ quan quản lý nghiệp vụ IFSC cảnh báo vì sử dụng giấy phép giả |
FXCM | Với những chính sách chèn ép nhà đầu tư, nên bị bắt rời khỏi thị trường Mỹ |
OptionRally | Bị tước giấy phép hoạt động từ ngày 03/05/2017 |
3. Kết luận
Qua những chia sẻ trên, có thể kết luận rằng thị trường Forex lừa đảo là không chính xác. Mà chỉ có những tổ chức nhận ủy thác và sàn ôm lệnh không uy tín mới lợi dụng lòng tin để lừa đảo nhà đầu tư. Và để nhận biết được đâu là tổ chức uy tín, đâu là sàn đáng tin cậy thì chỉ có kiến thức và trải nghiệm thực tế mới giúp chúng ta nhận ra được. Hãy theo dõi BÁCH KHOA TOÀN FOREX của G-Saram, nơi cung cấp các kiến thức forex từ cơ bản đến chuyên sâu để nuôi dưỡng tri thức của bạn theo một cách dễ hiểu nhất.
—————————————
🎯 THÔNG TIN LIÊN HỆ: G-SARAM VIỆT NAM
🏢 Địa chỉ: Tầng 15 – Toà nhà Phi Long – 50 Nguyễn Văn Linh – Q.Hải Châu – Đà Nẵng
☎️ Hotline: 0949 922 552
✉ Email: cs@g-saram.com
👉 Link youtube: G – Saram Official
🧐 Website: https://g-saram.com/
📬 Nhóm tín hiệu Telegram: https://t.me/gsaramsignals
🔹 Fanpage: G – Saram Việt Nam
👉 Ấn vào link để tìm hiểu về sàn: https://glovicefx.com